Sự nghiệp Nguyễn_Xuân_Xinh

Năm 1963, ông tham gia lực lượng du kích của ấp.[1][2]

Sau 1 năm làm du kích ấp, tháng 4 năm 1964, ông được chọn vào ngành công an, làm công tác an ninh ở huyện Long Mỹ[2] được đào tạo nghiệp vụ trinh sát.[1]

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ giai đoạn từ năm 1967 đến 1975, ông làm lãnh đạo lực lượng an ninh huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.[2]

Ngày 30/4/1975 (ngày Sài Gòn sụp đổ), ông là Phó Ban An ninh huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Sáng 30/4/1975, ông được phân công trực tiếp chỉ huy lực lượng đánh Chi Cảnh sát Việt Nam Cộng hòa tại thị trấn Long Mỹ và đã chiếm được chi khu này.[1]

Sau khi Sài Gòn sụp đổ, ông được phân công làm Bí thư kiêm Trưởng Công an xã Tân Lộc Tây, nay là phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt.[1]

Từ tháng 5/1975 đến tháng 8/1987, ông giữ nhiều chức vụ trong Ban Giám đốc Công an tỉnh Cần Thơ.[2]

Cuối 1981 đến 1983, ông đã được Bộ Công an phân công tham gia Chuyên án CM12.[1]

Tháng 11/1983, ông được Bộ Công an cử sang công tác ở Campuchia, làm Phó Trưởng Đoàn chuyên gia an ninh tại tỉnh Kompong Chhnang.[1][2]

Tháng 8/1987, ông trở về nước.[1]

Sau đó ông được phân công làm Giám đốc Công an tỉnh Cần Thơ cho đến năm 2000.[2]

Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa IX, khóa X.[1]

Từ tháng 11/2000 đến tháng 5/2009, ông giữ chức vụ phó Tổng cục trưởng Tổng cục V, phụ trách tình báo trong nước, kiêm bí thư Đảng ủy đơn vị tình báo phía Nam.[2] Đây là chức vụ cuối cùng trước khi ông về hưu.[1]

Năm 2007, ông được thăng quân hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam cùng 11 người khác là Trần Đại Quang, Trương Hòa Bình, Đặng Văn Hiếu, Trịnh Lương Hy, Hoàng Đức Chính, Sơn Cang, Lê Văn Thành, Phạm Văn Đức, Phạm Nam Tào, Vũ Hải Triều, Nguyễn Văn Thắng.[3]

Ngày 22 tháng 8 năm 2007, ông nghỉ hưu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.[4]